Chức năng theo dõi giấc ngủ là một tính năng có trên hầu hết các loại đồng hồ thông minh hiện nay. Điển hình nhất là mẫu đồng hồ theo dõi sức khỏe Garmin Vivosmart 4 - được mệnh danh là thiết bị theo dõi giấc ngủ hoạt động tốt nhất năm. Tuy vậy, bạn đã hiểu chúng hoạt động như thế nào chưa? Những biểu đồ trên đó đưa ra dựa trên thông số nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng.
Chức năng theo dõi giấc ngủ hoạt động như thế nào?
Chức năng theo dõi giấc ngủ trên các thiết bị đeo hiện nay đều hoạt động dựa trên phương pháp "Actigraphy". Đây là phương pháp được các nhà khoa học và bác sĩ áp dụng để theo dõi giấc ngủ của bệnh nhân từ những năm 1990.
Cụ thể, phương pháp này sử dụng các cảm biến chuyển động trong mọt thiết bị đeo ở cổ tay hoặc trên người để ghi nhận lại các chuyển động của cơ thể khi ngủ. Từ những dữ liệu đo được, máy tính sẽ phân tích và sử dụng các thuật toán phức tạp để xác định các giai đoạn của giấc ngủ dựa trên các đặc tính khác nhau của chúng.
Có bao nhiêu giai đoạn của giấc ngủ?
Theo các nhà khoa học, tổng cộng có 5 giai đoạn của giấc ngủ. Trong đó bao gồm:
- GIai đoạn ru ngủ: đây là giai đoạn cơ thể bắt đầu vào giấc ngủ. Ở giai đoạn này, người dùng dễ bị đánh thức và cơ thể có hiện tượng co giật nhẹ. Giai đoạn này chiếm khoảng 5% tổng thời gian ngủ.
- Giai đoạn ngủ nông (light sleep): trong giai đoạn này, mắt ngừng hoạt động và bạn cũng vẫn dễ bị đánh thức. Giai đoạn này có thể chiếm đến 45% tổng thời gian ngủ của bạn
- Giai đoạn ngủ sâu: giai đoạn này là giai đoạn cơ thể bắt đầu đào thải chất độc, phục hồi các chức năng của cơ thể. Lúc này, cơ thể bạn hoàn toàn được thư giãn và sóng não chậm lại. Giai đoạn này có thể chiếm khoảng 10%
- Giai đoạn ngủ rất sâu: đây là lúc nhiệt độ, nhịp tim và huyết áp của bạn thấp nhất. Giai đoạn này chiếm 20%. Giấc ngủ của bạn được đánh giá là tốt nếu % của giai đoạn ngủ sâu và rất sau cao.
- Giai đoạn ngủ mơ (REM) là lúc nhịp tim tăng, bạn dễ rơi vào giấc mơ. Vào lúc này, mắt bạn dù đang nhắm nhưng thực chất đang chuyển động khá nhanh và dễ thức giấc bất ngờ vào cuối giai đoạn REM.
Thực chất, các giai đoạn của giấc ngủ không tuần tự theo một quá trình mà sẽ bắt đầu nhiều giai đoạn nối tiếp nhau. Có thể có đến 3,4 hoặc nhiều hơn các quy trình trong 1 giấc ngủ của bạn.
Các chức năng theo dõi giấc ngủ trên đồng hồ thông minh có chính xác không?
Thực tế, có một phương pháp theo dõi giấc ngủ có kết quả gần như chính xác tuyệt đối tên là Polysomnography. Phương pháp này yêu cầu phải đo trực tiếp trên người dùng ở phòng thí nghiệm và phải kết hợp nhiều thiết bị đo khác như đo nhiệt độ, sóng não, hô hấp, chuyển động,... Do đó, nó không khả thì để áp dụng đại trà.
Ngoài ra, NASA cũng có một phương pháp theo dõi giấc ngủ riêng gọi là Actigraphy có độ chính xác gần bằng Polysomnography nhưng cũng chỉ có thể áp dụng cho các phi hành gia của mình.
Do đó, với các thiết bị đeo thông minh để theo dõi giấc ngủ, bạn có thể nhìn thấy được biểu đồ hoặc các giai đoạn giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, những chỉ số trên đó chỉ nên dùng để tham khảo thôi.
Thực tế thì quá không công bằng cho các thiết bị đeo thông minh khi nói chúng có chỉ số theo dõi giấc ngủ không chính xác. Fitbit, một hãng smartband nổi tiếng đang tập trung mạnh mẽ vào vấn đề này. Do đó, hiện tại bạn có thể tin vào con số đo được của hãng này và Garmin hơn các hãng smartband nhỏ khác. Vấn đề này mình sẽ đề cập ở các bài viết sau.
Một số điểm hạn chế của đồng hồ thông minh khi đo giấc ngủ
- Phải đeo khi ngủ
- Nếu smartwatch hoặc fitness tracker của bạn có pin yếu thì cần sạc trước khi sử dụng
- Không quá chính xác